Phân tích vẻ đẹp của nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải (có dàn ý và bài làm chi tiết)
Dàn ý chi tiết
1. Mở bài:
– tác giả: Nguyễn Khai tên đầy đủ là Nguyễn Mạnh Khải sinh năm 1930 tại Hà Nội, ông đặc biệt quan tâm mạnh mẽ đến những chuyển biến mạnh mẽ của cuộc sống.
– tác phẩm: là một tác phẩm đặc sắc nói về một người mang tính cách thanh lịch của những người Hà Nội.
2. Thân bài:
a. Nhân vật cô Hiền:
– tính cách, phẩm chất:
+ hôn nhân: là cô gái đẹp, chọn chồng là một ông giáo tiểu học hiền lành
=> là một người khiêm tốn, không ham hư vinh
+ dạy con: tế nhị, lịch thiệp
+ quản lí gia đình
+ chiêm ngưỡng người đời
+ bản lĩnh khi con đi bộ đội
=> là một người phụ nữ đẹp có giá trị của Hà Nội
b: Tuyến nhân vật khác:
Nhân vật chủ thể tôi:
+ là người có cái nhìn tinh tế, hào hoa
+ tham gia nhiều trận chiến
Nhân vật Dũng:
+ là 1 chàng trai có cốt cách, phẩm chất người HN
+ là người không ngại hi sinh
+ dám cống hiến tuổi xuân
* Nghệ thuật:
+ xây dựng nhân vật độc đáo
+ lời văn sinh động hấp dẫn
+ trần thuật hấp dẫn
3. Kết bài:
– suy nghĩ bản thân
Phân tích vẻ đẹp của nhân vật bà Hiền
Bài làm tham khảo
Nguyễn Khai tên đầy đủ là Nguyễn Mạnh Khải sinh năm 1930 tại Hà Nội, ông đặc biệt quan tâm mạnh mẽ đến những chuyển biến mạnh mẽ của cuộc sống, trong đó nói đến tác phẩm một người Hà Nội đã để lại cho bạn đọc nhiều ấn tượng về vẻ đẹp con người trong chiều sâu của tâm hồn cùng tính cách nổi bật của người Việt Nam thể hiện qua bao biến động của xã hội.
Nhân vật trung tâm của câu truyện nhắc tới là cô Hiền, được kể qua giọng trần thuật của nhân vật “tôi” sau chiến tranh, cuộc sống cũng sẽ có những biến động nhất định, là điều không thể tránh khỏi, vì thế tác giả đặt ra những trăn trở về con người khi họ đặc biệt thay đổi về cách sinh hoạt cho đến cách sống. Và Nguyễn Khải đã hướng ngòi bút tới nhân vật trung tâm là cô Hiền, để neo ngòi bút phản ánh những gì biến chuyển ấy liệu có thay đổi họ như thế nào?
Nhà cô Hiền được miêu tả là: “gia đình này rất khó gắn bó với chế độ mới và chế độ mới cũng không thể tin cậy nhiều ở họ, là vì họ ở rộng quá” “cái mặc của họ cũng sang trọng quá” “lại cái ăn nữa cũng không giống số đông” “họ tìm cách thích ứng với chế độ mới, cách sống, cách làm việc và cả cách nói năng nữa” ta nhớ đến lời cô Hiền cũng đã từng nói rằng: “chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng, nói năng phải có chuẩn”
Đọc truyện ta gặp một cô Hiền có cách sống rất đẹp, cô là người khéo léo, khôn khéo trong việc lo lắng việc nhà việc nước. Cô như hiện thân cho vẻ đẹp gần như hoàn hảo của người Hà Nội, và mọi thứ dường như đều hội tụ trong vẻ đẹp vốn có của cô. Cô Hiền thấy nghiêm khắc với bản thân, cũng như tôn trọng những vẻ đẹp ấy.
Về việc hôn nhân, cô Hiền vốn xuất thân trong một gia đình giàu có nhưng lương thiện và có học thức yêu văn thơ. Cô đẹp và thông minh lắm, vì thế nên được bố mẹ mở phong tiếp khách văn chương. Về hôn nhân, cô quả là không phải người ham hư vinh danh lợi, khi chồng cô chỉ là một người giáo viên bình thường, nhưng chăm chỉ và rất hiền lành. Cô Hiền đặc biệt quan tâm đến việc dạy con, kể cả những việc nhỏ như cách ăn, cách cầm bát, cách múc canh… cô đều hướng dẫn không bỏ xót, đó còn thể hiện một nét đẹp văn hóa Hà Nội.
Cô Hiền về sinh con cũng có những tiến bộ so với người đời, cái thời đó người ta ham “con đàn cháu đống” thì cô lại chọn cho mình cách để con có thể sống tự lập được, dứt khoát năm 40 không sinh đẻ nữa, cô sống có nhân cách, chính kiến và không bị lệ thuộc. Cô còn là người có lòng tự trọng, vì thế nên cô để con trai mình là Dũng đi lính mặc dù lòng cô rất xót xa đau đớn.
Chất Hà Nội thấm đượm trong con người cô Hiền, cô không chỉ thông mình, xinh đẹp, thức thời, mà còn là người sâu sắc, tiến bộ. cô vẫn luôn tin vào vẻ đẹp Hà Nội sẽ tồn tại vĩnh viễn, tác phẩm một người Hà Nội đã gửi đến cho ta nhiều thông điệp giá trị, cho chúng ta niềm tin vào cái đẹp Hà Nội sẽ không bao giờ mất đi cũng như chúng ta cần bảo vệ và phát huy cái đẹp đó muôn đời.
Nguyễn Bích Ngọc
Lớp 12A1 – Trường THPT thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái