Phân tích tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng (có dàn ý và bài làm chi tiết)
Dàn ý chi tiết
1. Mở bài:
– tác giả: Ma Văn Kháng được mệnh danh là nhà văn tiêu biểu đã khuấy đảo nền văn học Việt Nam, tên khai sinh là Đinh Trọng Đoàn sinh năm 1936 quê gốc ở phường Kim Liên quận Đống Đa Hà Nội
– tác phẩm: là cuốn tiểu thuyết xuất sắc, trong đó đặc sắc là đoạn trích từ chương 2 của tiểu thuyết
2. Thân bài:
* Phân tích nhân vật chị Hoài:
– là một người phụ nữ duyên dáng, mặn mà:
+ Dáng người thon gọn
+ khuôn mặt rộng, một cặp mắt đằm thắm
+ cái miệng tươi…
– là người phụ nữ trọng tình nghĩa, thủy chung
– là người phụ nữ ân cần, chu đáo, hiền dịu:
+ qua lời kể chị là người “đẹp người đẹp nết”
* Phân tích tâm trạng chị Hoài cùng ông Bằng:
– Niềm xúc động sâu sắc khi quay về:
+ chị Hoài: “gần như không chủ động được mình lao về phía ông Bằng”
. “quên cả đôi dép, đôi chân to bản…kịp hãm lại khi còn cách ông già hai hàng gạch hoa”
+ ông Bằng: “nghe thấy xôn xao tin Hoài lên”
. “giọng ông bỗng khê đặc, khàn rè: Hoài đấy ư, con”
. “có cảm giác ông sắp khóc òa”
=> thể hiện tình cảm gia đình tha thiết, cũng như tình nghĩa thủy chung vẹn nguyên ấm áp truyền thống gia đình
* Nghệ thuật: giọng kể giản dị chân thành, khắc họa nhân vật sinh động, hấp dẫn
3. Kết bài:
– Nêu suy nghĩ bản thân
Phân tích tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn
Bài làm tham khảo
Nhớ tới Ma Văn Kháng là ta nhớ tới câu nói: “Không ai chọn thời đại, hoàn cảnh để sinh ra và sống với nó cả” mỗi tác phẩm của ông đều để lại nhiều ấn tượng với bạn đọc, trong đó với tiểu thuyết mùa lá rụng trong vườn, ta không thể không kể đến trích đoạn 2 của câu truyện, gợi cho bạn đọc nhiều ấn tượng khó phai mờ.
Đọc mùa lá rụng trong vườn không hiểu vì sao ta nhận ra trong tim mình một chút man mác như cảm giác trải lòng một chút rất nhẹ rất nên thơ thoáng chút ấm cúng của mùa thu, những bình dị, quả thật tác giả đã kể lại cho ta một cách nhẹ nhàng khiến ta như thể được tách mình ra mà được ngắm một thước phim những năm 80 ngày ấy, cách sinh hoạt, cách cư xử cũng như cách mà họ đối đãi với nhau trong thời buổi xã hội chuyển mình như thế.
Trong đó nổi bật lên vẻ đẹp của họ, những hoạt động suy nghĩ, và đặc biệt ấn tượng là cô Hiền, dâu trưởng những chồng cô là liệt sĩ và đã hi sinh rất lâu rồi. Dù đã hơn 1 lần sang, bản thân có những mối quan hệ riêng cũng như công việc khác cần lo toan nhiều thi cô vẫn để một góc trong tim dành cho tình thương đối với gia đình chồng cũ. Hiện lên trong suy nghĩ của chúng ta trước tiên là một cô Hiền “đẹp người đẹp nết”, chiều 30 tết năm bính tuất, năm ấy chị Hoài người con dâu được ông Bằng cực kì yêu mến đã nghé tới thăm gia đình vẻ đẹp của chị hiện lên chất phác của một người phụ nữ nông thôn, trạc 50 tuổi nhưng chị dáng người thon gọn cũng như một cặp mắt đằm thắm “cái miệng tươi” ta có thể hình dung chị với những nét rất mực giản dị và tươi tắn, sáng sủa.
Cuộc chuyển biến xã hội đất nước sau chiến tranh cũng đổi thay nhiều thứ nhưng chị Hoài vẫn là một người tuy cuộc sống gia đình nhiều lo toan bộn bề, những đổi thay mối quan hệ nhưng chị vẫn chung thủy son sắt, dành 1 góc nhỏ cho gia đình ông Bằng. Vẫn luôn là người phụ nữ “đẹp người đẹp nết” chị vẫn đem biếu những món quà giản đơn nhưng thấm đượm tình cảm, như gạo nếp… chị rất quan tâm chăm sóc và ân cần với mọi người, chị vẫn biết Phượng đã chuyển công tác, khiến cô phải thốt lên: “sao chị biết em chuyển công tác về dưới này?” .
Chị Hoài chính là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam xưa, dù thời thế thay đổi nhưng chị vẫn không đổi thay vẫn in bóng hiền lành, dịu dàng, đằm thắm thủy chung như vậy.
Cùng với cô Hiền ta còn nhớ đến ông Bằng, cha chồng rất mực yêu thương chị Hiền, hiện lên trong tâm trí ta là hinfhanhr ông Bằng “cao gầy” “trang trọng” và cũng ánh lên vẻ đôn hậu, ông rất yêu thương chị Hoài, dù chị không còn là người dâu trưởng năm xưa của ông nữa. Khi nghe thấy chị Hoài ông “sững khi nhìn thấy chị Hoài, mặt thoáng một chút ngơ ngẩn” ‘cảm giác ông sắp khóc òa” và cũng như ông nghẹn ngào hỏi “Hoài đấy ư, con?” ông cũng chính là một viên gạch nối thế hệ quá khứ và tương lai, “trong ông Bằng lâng lâng hoài niệm hư ảo thoát trần”gặp ông Bằng, chị Hoài ta như thấy mến người dân ta năm ấy quá, thời thế đổi thay, nhưng từng nếp nhà, từng cách ứng xử, nghĩa tình gắn bó vẫn mãi được giữ gìn trọn vẹn vẫn trước sau như 1.
Bằng nghệ thuật xây dựng một cách hợp lí kết cấu truyện cùng cách khắc họa giản dị nhưng chân thành, Ma Văn Kháng đã khéo léo đưa nhân vật vào lòng người đọc, thể hiện 1 niềm tin con người Việt Nam trước sau vẫn sẽ mãi ấm áp, vẫn giữ mãi vẻ đẹp truyền thống như vậy.
Nguyễn Bích Ngọc
Lớp 12A1 – Trường THPT thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái