Phân tích nhân vật Chiến trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình (có dàn ý và bài làm chi tiết)
Dàn ý chi tiết
1. Mở bài
– Tác giả: bút danh khác Nguyễn Ngọc Tấn, quê xã Quần Phương Thượng huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định. Là người được coi như nhà văn của người nông dân Nam Bộ.
– Tác phẩm: là một trong những truyện ngắn xuất sắc của ông, viết trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác ở tạp chí văn nghệ quân giải phóng
– Nhân vật: là nhân vật hiện lên qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt. Một cô chị gái để lại cho bạn đọc nhiều ấn tượng sâu đậm.
2. Thân bài:
– Sự gắn bó máu thịt với gia đình, quê hương:
+ ý thức trách nhiệm
+ thương yêu gắn bó với người thân
– Có lòng căm thù giặc sâu sắc
+ bé tham gia chiến đấu
+ hăng hái nhập ngũ
+ thể hiện quyết tâm qua lời nói
– Tinh thần dũng cảm chiến đấu:
+ xung phong, tự nguyện
+ lập chiến công vang dội
– Cô gái đảm đang, tháo vát, lớn trước tuổi, biết thu vén, chín chắn, trưởng thành.
* Nghệ thuật:
– khắc họa nhân vật độc đáo
– đối thoại sinh động
– nghệ thuật trần thuật hấp dẫn
3. Kết bài
Suy nghĩ bản thân, giá trị nhân vật
Bài làm tham khảo
Nguyễn Thi là nhà văn hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền nam thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Tuy quê ở miền Bắc nhưng gắn bó sâu đậm với nhân dân miền Nam, và là người viết rất hay về những người nông dân Nam Bộ. Có lẽ chính vì thế nhân vật trong truyện ngắn của ông bộc lộ rất rõ chất Nam Bộ đặc sắc rất riêng, trong đó ta nhớ mãi nhân vật Chiến trong truyện ngắn những đứa con trong gia đình.
Lấy bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mĩ đang trong hoàn cảnh ác liệt, vai trò của thế hệ trẻ được đặc biệt quan tâm, và họ chính là những lớp người sẽ tiếp nối truyền thống của gia đình quê hương lên đường chống giặc cứu nước.
Nguyễn Thi đã lấy từ truyền thống cách mạng của một gia đình để đi đến chủ nghĩa anh hùng cách mạng của cả một dân tộc. Trong đó nổi bật lên nhân vật Chiến, người em trai Việt của cô. Truyền thống ấy như một dòng sông đã chảy mãi trong thời gian, tiếp nối từng người lần lượt như một dòng chảy không giới hạn. Và chính vì tiếp nối truyền thống đó, nên Chiến được xem như người đại diện tiếp theo của thế hệ trẻ.
Cô nổi bật lên trong bối cảnh đó, một cô gái không những có sự gắn bó máu thịt, thiết tha vì gia đình, yêu quê hương tổ quốc, từ sớm đã có ý thức và trách nhiệm của bản thân mình, bổn phận với thế hệ đi trước trong gia đình. Má chết ba cũng chết từ sớm, ý nghĩ bộ đội đã thôi thúc Chiến, không những vì thù riêng, mà còn vì mối thù chung của cả đất nước ngày ấy. “Việt vừa ngỏ lời, chị chiến đã giành đi trước” cô chủ động, mạnh mẽ và có lòng căm thù giặc sâu sắc. Vốn từ bé đã cùng tham gia chiến đấu, hăng hái nhập ngũ, xung phong, tự nguyện, tranh giành quyền được đi bộ đội. Chiến giành đi trước, không những vì ý thức cá nhân mà còn bởi Chiến thương em trai “tao lớn tao mới đi, mầy còn nhỏ, ở nhà phụ làm với chú Năm, qua năm hãy đi”
Ở Chiến nổi bật lên trong lòng mỗi người, không những bởi tinh thần lạc quan, hăng say dám xông pha dũng cảm của cô. Mà còn bởi trong cuộc sống thường ngày, cô nổi lên bởi tâm hồn rất đẹp, tâm hồn trong sáng một vẻ đẹp của người con gái trong thời kháng chiến. Vừa mạnh mẽ, vừa đảm đang tháo vát.
Trái ngược với sự trẻ con của cậu em, mẹ mất Chiến đã thay mẹ chăm lo toàn bộ gia đình. Cô rất đảm đang, tháo vát, mọi việc trong nhà dường như không có gì cô không làm được, không có gì cô bỏ sót, đều lo toan chu đáo, quan tâm hết mọi việc như một người trưởng thành. Từ việc lo toan trước khi lên đường nhập ngũ, đến từng lời nói phân công cho cậu em, sự lo lắng cho gia đình, mà Việt đã nghĩ chắc nịch: “đúng là cái giọng rành rọt tiếng nào ra tiếng nấy” “Chị chiến cũng không ngủ được. Sắp tới đây có bao nhiêu việc phải lo, ngay bây giờ cũng bao nhiêu chuyện phải nhớ” Chiến lo toan từng chút một “chị em mình đi thì thằng Út sang ở với chú Năm, chú nuôi. Còn cái nhà này ba má làm ra đó thì cho các anh ở xã mượn mở trường học” mọi chuyện đều xong xuôi, thu vén gọn ghẽ, chu toàn như người lớn vậy. Khi Việt ngây thơ thỏi thì cô đáp lại rành rọt, chín chắn “má dặn tao hồi nào, giờ còn có tao với mầy đó thôi…” từ chén đĩa cuốc, vá, đèn soi với nơm để gửi chú Năm. Việc nào Chiến cũng liệu ra chuyện đó, đúng mực một người chị luôn biết việc, lại lo cho em, lo cho gia đình. Vì vậy mà chú Năm khen ngợi Chiến “khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng” quả nhiên, Chiến không chỉ đảm đang, tháo vát biết lo liệu, mà còn hăng say chiến đấu, lập nhiều thành tích y như lời chú nói. Một cô gái đẹp đẽ, đại diện cho lớp thế hệ anh hùng trẻ tuổi ngày ấy. Qua lời nói của Chiến: “đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!” lời lẽ đanh thép, hùng hồn, dũng cảm và đầy ý chí.
Tuy vậy, Chiến vẫn giữ những nét đẹp rất riêng của mình, một vẻ đẹp của một thiếu nữ mới lớn từ dáng vẻ bề ngoài mạnh khỏe rất riêng của con người Nam Bộ: “hai bắp tay tròn vo, sạm đỏ màu cháy nắng, thân người to và chắc nịch”.
Chiến là đại diện của lớp thế hệ trẻ niềm nam thời kì chống Mĩ. Ở cô toát lên vẻ đẹp con ngươi thời chiến và cũng chính là thể hiện niềm ngợi ca tự hào của nhà văn. Bằng nghệ thuật khắc họa nhân vật, miêu tả tâm lí sắc sảo. Nguyễn Thi đã cho ta thấy một nhân vật vừa có nét chung lại hiện ra những vẻ đẹp riêng, ngời sáng như kim chỉ nam soi đường cho thế hệ trẻ tiếp bước hôm nay và mai sau.
Nguyễn Bích Ngọc
Lớp 12A1 – Trường THPT thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái