Ngữ văn lớp 12

Phân tích hình ảnh bi tráng của người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến (có dàn ý và bài làm chi tiết)

Phân tích hình ảnh bi tráng của người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến (có dàn ý và bài làm chi tiết)

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài:

– Tác giả: Quang Dũng là nghệ sĩ đa tài,

– Bài thơ: là bài thơ tiêu biểu của đời thơ Quang Dũng thể hiện sâu sắc nghệ thuật nhà thơ, in trong tập Mây đầu ô

– Đoạn thơ: là một trong những khổ thơ hay nhất khi miêu tả vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến.

2. Thân bài:

* 4 câu thơ đầu:

– tương phản đối lập 2 hình ảnh: không mọc tóc >< xanh màu lá dữ oai hùm

– mắt trừng >< đêm mơ

– biên giới >< Hà Nội

=> sự hòa quyện bi và tráng, lời thơ miêu tả vừa hào hùng vừa hào hoa một vẻ đẹp đầy chất người

* 4 câu sau:

– rải rác, mồ viễn xứ: sự hi sinh

– chẳng tiếc đời xanh: sự quyết tử cho tổ quốc quyết sinh

– áo bào: hình ảnh mĩ lệ hóa

– về đất: giảm bi thương, nói giảm nói tránh

– gầm: âm thanh mạnh, dữ dội, sự xúc động.

=> nói về cái chết tuy có đau thương nhưng không bi lụy, hiên lên vẻ đẹp bi tráng đáng tự hào, tôn vinh.

3. Kết bài:

Giá trị khổ thơ, ấn tượng suy nghĩ bản thân.

phan tich hinh tuong nguoi linh tay tien - Phân tích hình ảnh bi tráng của người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến (có dàn ý và bài làm chi tiết)

Phân tích hình ảnh bi tráng của người lính Tây Tiến

Bài làm tham khảo

Nói về người lính ta từng thấy rất nhiều trong những vần thơ của Chính Hữu, người lính từ những làng quê đến với nhau toát lên vẻ đẹp của tình người, đồng đội đáng mến. Hay những hình ảnh anh lính lạc quan, vui tươi từ tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Nhưng, có lẽ ấn tượng hơn cả là hình ảnh những người lính trong vần thơ Quang Dũng, qua bài thơ Tây Tiến đặc biệt là khổ thơ miêu tả người lính Tây tiến đã cho ta thấy họ toát lên vẻ đẹp bi tráng rất riêng của mình.

Xem thêm:  Bình giảng một đoạn văn tả cảnh và cảm xúc của nhân vật Mị giữa ngày Tết trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (đoạn từ “Hồng Ngài năm ây...” đến “... quả pao rơi rồi”)

Hơn ai hết, Quang Dũng vốn là người lính cũng bước ra từ đoàn binh Tây Tiến. Cùng họ chung sống và chiến đấu như những người anh em, có khó khăn nhưng vẫn nồng đượm tình cảm dạt dào yêu mến. Nhớ về binh đoàn sau khi rời đi, là nhớ về thiên nhiên, nhưng vẫn đậm nét hơn cả là nhớ về con người. Con người là tất cả, hình ảnh các anh như mạch sống, điểm sáng nổi bật lên trong cả bài thơ. Mà qua đó ta vừa thấy xót xa vừa tự hào vì các anh đẹp quá.

Tây tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mò viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Hai câu đầu là hình ảnh người lính hiện lên đậm nét, nhờ sử dụng biên pháp tương phản đối lập cực kì đắc địa. Quang Dũng đã đối lập giữa hình ảnh đoàn bình “không mọc tóc” với “xanh màu lá” hình ảnh chính là ‘không” mọc tóc, chứ không phải không thể mọc tóc. Một cách nói chủ động, mạnh mẽ và dường như không có vẻ gì bi thương. Họ vẫn ngang tàng, ngạo nghễ, bất chấp với đời. Vì thế, dù cơ thể có trở nên xanh xao vì cái sốt rét rừng mang lại nhưng họ vẫn giữ mãi vẻ đẹp oai hùm, như những người đang ngụy trang để bảo vệ biên cương tổ quốc.

Hai câu thơ mở đầu cũng nhấn mạnh trong trái tim bạn đọc một hiện thực, cũng chính là sự thực tàn khốc của chiến tranh, của khó khăn trong đời người lính. Vì sống trong rừng, những cuộc hành quân băng qua rừng núi đèo cao hiểm trở, lại lương thực, thuốc men, những người lính bị mắc bệnh sốt rét rừng, điều đó khiến cơ thể họ trở nên xanh xao, tiều tụy gây tác động mạnh về sự khốc liệt của chiến tranh.

Xem thêm:  Bình giảng 7 câu thơ đầu bài thơ "Đất nước” của Nguyễn Đình Thi

Ở tiếp hai câu sau:

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Hơn một lần Quang Dũng sử dụng biện pháp đối lập giữa “mắt trừng” và “đêm mơ” giữa “biên cương” và “Hà Nội” những hình ảnh, biện pháp đối lập nhau, như nhấn mạnh thêm vẻ đẹp tâm hồn của người lính họ vừa hào hùng, quyết tâm, với ý chí mạnh mẽ, ném về kẻ thù cái nhìn mạnh mẽ, dám chiến đấu đến cùng. Nhưng sau đó lại là vẻ đẹp thực hào hoa vốn có của những chiến sĩ đô thành Hà Nội. Họ nhớ về những cô gái Hà Nội với sắc áo trắng tinh khôi, những cô gái đẹp như hậu phương trong trái tim họ.

Bốn câu thơ đầu đã mở ra một vẻ đẹp thực bi tráng, người lính có những lúc bi thương đấy, có những giây phút những lần chịu nhiều khó khăn thử thách đấy. Nhưng các anh vẫn mạnh mẽ vượt lên, nói về đau thương mà lại không thấy bi lụy mà thấy tự hào, thấy ngợi ca, thấy cái chất anh hùng dạt dào.

Rải rác biên cương mò viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Làm gì không có một cuộc chiến nào lại không có những chiến thắng, cũng như ca ngợi về chiến thắng làm sao quên đi được những bi thương. Văn học nói tô vẽ một chiều thì thường dễ dàng, nhưng phản ánh hiện thực, muốn bạn đọc hiểu được hiện thực thì quả thật phải nói làm sao cho hay, nhưng không ảnh hưởng. Quang Dũng hoàn toàn là cây bút xuất sắc khi nói tới điều này, nói về mất mát hi sinh đấy nhưng ta vẫn thấy đẹp lên khí chất ngời ngời của người lính.

Cách dùng các từ “rải rác” “mồ viễn xứ” tức nói về cái chết, sự hi sinh, các anh nằm xuống khắp những vùng biên cương xa xôi, họ không được nằm cạnh nhau, những anh lính nằm xuống không được bước tiếp cùng đồng đội, nằm khắp một vùng đồi núi trên đường hành quân, một cách cô độc. Đó quả thực là một cuộc chiến rất bi thương. Nhưng ngay ở câu thứ hai, sắc thái câu thơ lại mở ra nét khác, dùng các cụm từ “chẳng tiếc đời xanh” gợi liên tưởng quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Đó là màu sắc lãng mạn giúp sự bi thương được giảm bớt ở câu thơ trên.

Xem thêm:  Kể về chị hàng xóm

“Áo bào” là hình ảnh mĩ lệ hóa “về đất” cũng là cách nói giảm nói tránh, nói về đau thương mà khiến bạn đọc không cảm thấy bi lụy mà thấy bi tráng. Các anh có nằm xuống đất, có nhiều hi sinh đấy nhưng cũng chính là lúc các anh về với đất mẹ, về với tự do riêng trong cuộc đời mình. Và tự do của muôn triệu đồng bào luôn khắc ghi tên các anh. Sự “gầm lên” là trạng thái âm thanh mạnh, dữ dội, sự xúc động mạnh “khúc độc hành” gợi nhớ hình ảnh những tráng sĩ thủa xưa.

Nói về cái chết nhưng người lính tuy có đau thương nhưng không bi lụy mà thấm đẫm tinh thần bi tráng, quả là cách khắc họa diễn tả tài tình. Hai cảm hứng lãng mạn và bi tráng đã dựng lên hình ảnh người lính bất tử mãi trong lòng người đọc.

Cảm ơn Quang Dũng, một nhà thơ tài năng, ông đã góp vào dòng chảy văn học thời kì kháng chiến một hình ảnh người lính đậm chất bi tráng. Đó sẽ mãi là động lực, niềm tự hào cho mỗi người dân đất Việt ngày hôm nay và mai sau, và tiếng thơ ông sẽ còn đi mãi trong dòng chảy văn học, xứng đáng với những giá trị đích thực của nó.

Nguyễn Bích Ngọc

Lớp 12A1 – Trường THPT thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái