Phân tích bi kịch tha hóa của hồn Trương Ba trong đoạn kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (có dàn ý và bài làm chi tiết)
Dàn ý chi tiết
1. Mở bài:
– Tác giả:Lưu Quang Vũ quê gốc Đà Nẵng, sinh ra tại Phú Thọ một gia đình tri thức. Ông được coi là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.
– Tác phẩm: viêt năm 1984 ra mắt công chúng, là vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ
– Nhân vật: Trương Ba giỏi đành cờ bị Nam Tào cho chết nhầm. Số phận từ đó gặp phải những bi kịch trong đó nổi bật lên là bi kịch bị tha hóa.c
2. Thân bài:
* Giải thích: Bi kịch: là xuất hiện khi có những xung đột kịch, xung đột kịch xuất hiện giữa thiện >< ác, cao cả >< thấp hèn.
– nhân vật bi kịch: có nhân cách, niềm say mê lớn lao, đẹp đẽ có khát vọng hoài bão cao cả.
* Bi kịch HTB:
– xuất phát từ tình huống kịch sống “bên trong một đằng bên ngoài một nẻo”
a: Hoàn cảnh bi kịch Trương Ba
– khách quan: Sau khi NT – Bắc Đẩu sửa chữa Đế Thích -> người nhà trời
– chủ quan: khát vọng muốn được sống tiếp của Trương Ba
– từ kết thúc có hậu trong cổ tích đặt ra một loạt câu hỏi:
+ con người sẽ ra sao nếu không là chính mình
+ con người có hạnh phúc không khi phải sống bằng mọi giá
+ con người có giữ được phẩm chất tốt đẹp không khi sống trong hoàn cảnh dung tục
b: Sức mạnh đáng sợ của hồn Trương Ba
* thân xác dung tục thô phàm -> cụ thể hóa hoàn cảnh tầm thường
* xác hàng thịt ý thức được sức mạnh sai khiến đáng sợ hoàn cảnh TB và con người trong cuộc sống phải quy phục
* rất nham hiểm, xảo quyệt bằng lí lẽ ti tiện
c: Sự tha hóa
– HTB: linh hồn trong sạch cao khiết phải trú nhờ xác hàng thịt dung tục, thô phàm
– nguyên nhân: yếu tố bên ngoài, phụ thuộc
– biểu hiện: đánh con, ăn thịt, vụng về, đánh cờ tầm thường…
* Nghệ thuật:
Sự kết hợp giữa tính hiện đại với các giá trị truyền thống, sự phê phán mạnh mẽ, quyết liệt và chất trữ tình đằm thắm bay bổng
3. Kết bài:
Suy nghĩ bản thân.
Phân tích bi kịch tha hóa của hồn Trương Ba
Bài làm tham khảo
Lưu Quang Vũ được coi là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại, trong đó không thể không nhắc tới tác phẩm hồn Trương Ba da hàng thịt, ta đặc biệt chú ý tới bi kịch bị tha hóa của hồn Trương Ba.
Như ta đã biết, bi kịch chỉ xuất hiện khi có những xung đột kịch, và những xung đột này thường diễn ra giữa cái thiện và cái ác, giữa cái cao cả và cái thấp hèn. Những tính chất này diễn ra và trái ngược với nhau, nhân vật bi kịch lại là những nhân vật có tính cách cao cả, có khát vọng hoài bão. Với tài năng của một nhà soạn kịch tài năng, Lưu Quang Vũ đã mang vào trong “đứa con tinh thần” của mình một trong những “tấn bi kịch” của Hồn Trương Ba, mà chủ yếu bắt nguồn từ chính hiện thực “bên trong một đằng bên ngoài một nẻo” của Trương Ba. Câu truyện vốn được lấy mẫu từ trong truyện cổ tích, nhưng đặt trong một hoàn cảnh xã hội mới, tính chất câu truyện không hề được tô vẽ xuôi chiều, mà tác giả nhận ra giữa cái kết thúc có hậu vẫn luôn đặt ra những mặt trái đối nghịch, những câu hỏi cần giải đáp, và đó chính là những tấn bi kịch mà nhân vật chính phải hứng chịu “bên trong một đằng bên ngoài một nẻo”
Thương thay cho Trương Ba, khi cái chết của ông không phải một cái chết tội lỗi, mà một cái chết đáng thương vì Nam Tào Bắc Đẩu gạch nhầm tên khiến ông bị chết oan. Và chính vì thế mới cho hồn ông nhập lại vào xác anh hàng thịt, từ đó mở ra một chuỗi những tình tiết, những “dở khóc dở cười” những bi kịch đau lòng không đáng có. Tuy nhiên đó cũng chính là một sự phản ánh chủ quan của nhân vật, vì chấp nhận với việc được sống lại, Trương Ba muốn tiếp tục được ở bên cạnh người thân yêu của mình, sống cuộc đời một ông Trương Ba như cũ, và cũng vì lẽ đó mà hồn của ông phải nhập vào một đối tượng khác ông hoàn toàn, và vì thế sự bi kịch càng lúc càng mở ra.
Nếu Trương Ba lúc đầu là một người chồng, người ông, người cha đầy tinh tế, tính cách ôn hòa, biết đánh cờ giỏi, có tính cách phẩm chất cao đẹp đáng ngưỡng mộ học tập, thì Trương Ba của những ngày sau khi nhập vào xác anh hàng thịt đã nhanh chóng bị sự đáng sợ đó đè nén khiến ông chịu sự ảnh hưởng vì phải sống nhờ ở đậu một cá thể khác mình hoàn toàn trong lối sống. Chính xác hàng thịt thô tục là hình ảnh cụ thể của hoàn cảnh sống thô tục tầm thường, trong cuộc sống đời thường xác hàng thịt có những sở thích đúng của một kẻ phàm phu tục tử như thô lỗ “tát thằng con ông tóe máu mồm máu mũi” và “bên cạnh vợ tôi tat chân run rẩy, hơi thở nóng rực cổ họng nghẹn lại” luôn muốn ăn những món như tiết cảnh, cổ hũ… toàn những sở thích phàm phu tục tử khác hoàn toàn với một Trương Ba cao khiết chỉ thích làm vườn giản dị và đánh cờ cùng Đế Thích. Chính vì lẽ đó, phải sống cảm nhận qua xúc giác, thị giác, vị giác và qua cái nhìn của xác hàng thịt nên hồn Trương Ba chịu sự quy phục, sức sai bảo đáng sợ của chính thể xác phải mà không phải của mình, đáng mà không đáng là mình ấy.
Hồn Trương Ba còn phải chịu những lí lẽ ti tiên mà xác đưa ra như “những lúc một mình một bóng ông cứ việc nghĩ ông có một tâm hồn cao khiết, chẳng qua vì hoàn cảnh, vì để sống mà ông phải nhân nhượng…” làm như thế, trái với lương tâm mình mà chỉ để nhận về một cuộc sống luôn dằn vặt lương tâm, mà ông Trương Ba gọi đó chính là “lí lẽ của anh thật ti tiện” nhưng không còn cách nào khác, mọi lời nói của xác nói đều thuyết phục, mang lí lẽ nhất định, vì ông Trương Ba nay không còn hoàn toàn là chính mình nữa, không có thể sống ở nhờ người khác mà lại hoàn toàn là mình? Cuộc sống hiện đại Lưu Quang Vũ nhìn ra vốn không dễ dàng như vậy. Con người luôn phải chịu sự tác động của hoàn cảnh, và Trương Ba cũng chính vì thế mà bị tha hóa, dần dần có những hành vi “tát thằng con ông toét máu mồm máu mũi” “ông nhìn trời đất, cây cối, những người thân..nhờ có đôi mắt của tôi” “cảm nhận thế giới qua những giác quan của tôi” dần dần xa lánh người thân, hàng xóm, kết thân với những người phú hào chức sắc. Vì thế nhận lại Trương Ba chỉ còn là những đau khổ, dằn vặt, những nỗi lòng không thể thấu, tuyệt vọng với chính mình, bất lực, đau khổ đành phải “bần thần nhập lại vào xác hàng thịt”
Chính vì thế, từ bi kịch dần bị tha hóa thành kẻ khác, trái với lương tâm của mình, đã mở ra hết những bi kịch còn lại, và kết cuộc hồn Trương Ba phải chọn cái chết để giải thoát chính cuộc sống còn đau hơn cái chết này. Lưu Quang Vũ đã thực sự sâu sắc, sâu sát hiểu rõ sự tình và bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí đã luần lách vào những chỗ tế vi của sự tha hóa hồn Trương Ba, nêu bật ra ý nghĩa, và sự phê phán lối sống không là chính mình này. Từ đó đặt ra một thông điệp con người luôn phải đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại dung tục tha hóa để vượt lên vươn tới nhân cách, giá trị cao quý.
Cảm ơn Lưu Quang Vũ, và cũng nhờ hiểu rõ bi kịch bị tha hóa này của hồn Trương Ba, giúp ta có cái nhìn sâu sắc hơn về chính cuộc sống của mình, từ đó mỗi người luôn tự mình hiểu ra những thông điệp ý nghĩa cho bản thân.
Nguyễn Bích Ngọc
Lớp 12A1 – Trường THPT thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái