Ngữ văn lớp 12

Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (có dàn ý và bài làm chi tiết)

Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (có dàn ý và bài làm chi tiết)

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài: Dẫn dắt tác giả -> tác phẩm:

Quang Dũng là một trong những nhà thơ lớn của dân tộc, thơ ông kết hợp nhuần nhuyễn bút pháp lãng mạn bi tráng với lời thơ giàu chất nhạc, hội họa. Trong đó phải kể đến bài thơ Tây tiến.

2. Thân bài

Khổ 1: Nỗi nhớ về thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ, thơ mộng trữ tình

– từ ngữ “ơi” hiệp vần “chơi vơi” mở ra không gian nỗi nhớ

– danh từ Mường Lát, Sài Khao, Pha Luông: địa danh lạ, xa xôi, cách trở, hiểm nguy

– từ láy khúc khuỷu, thăm thẳm, chiều chiều, đêm đêm: khó khăn liên tiếp, hành trình gian truân vất vả nối tiếp nhau

– hình ảnh “súng ngửi trởi” tâm thế ngạo nghễ, dám thách thức, sự lạc quan

– “không bước nữa”: chỉ sự hi sinh

– hình ảnh “mùa em” nhớ về nơi ấm áp, đầy tình yêu thương.

=> thiên nhiên vừa hoang sơ hùng vĩ, vừa thơ mộng trữ tình, thể hiện nỗi nhớ da diết của tác giả.

Khổ 2 + 3: Hình ảnh đêm liên hoan lửa trại và sông nước thơ mộng.

– Bừng: lộng lẫy, bừng sáng

– kìa em, tự bao giờ?: chỉ sự ngạc nhiên của người lính

– khèn: tiếng nhạc riêng của núi rừng, vừa hoang sơ, vừa lạ lẫm

– Người đi: người lính

– “hoa đong đưa” hình ảnh những ánh mắt của cô sơn nữ, luôn tha thiết nhớ mong người lính.

=> sự vui tươi, phấn khởi và đậm chất thơ mộng của núi rừng. sông nước và người lính.

Khổ 4: Hình ảnh người lính kiêu hùng, bi tráng:

– Không mọc tóc: sự chủ động ngạo nghễ.

– xanh màu lá + dữ oai hùm: sốt rét rừng nhưng vẫn ngang tàng.

– rải rác: nhiều người lính hi sinh

– biện pháp nói giảm nói tránh: “áo bào…đất” sự tiếc thương cho những hi sinh mất mát

– “Sông Mã…hành” thể hiện tiếc thương, tiếng khóc thay những người lính hi sinh

Khổ 5: lời hẹn ước:

=> Nghệ thuật: cảm hứng lãng mạn, ngòi bút tài hoa

– Khắc họa người lính thành công và hình ảnh thiên nhiên

– ngôn ngữ giàu hình ảnh, sức gợi

– giọng điệu mang đậm chất nhạc.

3. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ của bản thân, khẳng định lại giá trị bài thơ

phan tich bai tho tay tien - Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (có dàn ý và bài làm chi tiết)

Phân tích bài thơ Tây Tiến

Bài làm tham khảo

Và ở đâu? Trên trái đất này

Người vẫn ngọt ngào qua muôn nỗi đắng cay

Sống chết từng ngày mưa bom bão đạn

Lòng nóng bỏng căm thù vẫn ngát tươi tình bạn

Đất nước ta, đất nước của nghìn năm rực sáng, đất nước đứng dậy quật cường dưới ách ngoại xâm. Ta ca hát về tự do, tự hào ngày chiến thắng, cũng chính là tự hào là tiếc thương và cảm phục những tấm lòng quả cảm đã ngã xuống vì một ngày hòa bình. Trong những vần thơ viết về người lính chiến đấu, không chỉ có đồng chí Chính Hữu,những vần thơ Tố Hữu, mà còn góp thêm một tiếng nói đặc biệt – ấy là Quang Dũng. Thơ ông đã để lại cho ta muôn niềm thương niềm nhớ về hình ảnh người lính tuyệt đẹp trong số đó phải kể đến bài thơ: tây tiến.

Xem thêm:  Phân tích hình tượng con sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Đoàn binh Tây tiến thành lập ngày 1947 phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới đánh tiêu hao lực lượng địch. Thành phần chủ yếu là học sinh, sinh viên, địa bàn hoạt động tại Thanh Hóa và Thượng Lào. Bài thơ Tây tiến lúc đầu có tên “Nhớ tây tiến” về sau được đổi thành tây tiến, dọc bài thơ, càng hiện lên rõ nét, càng thể hiện nỗi niềm tác giả, vì thế, bớt đi một chứ nhớ, nhưng thực ra lại mở ra cả một niềm thương dạt dào trong lòng tác giả.
Và ngay ở khổ đầu bài thơ:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi”

Tiếng ai như tiếng từ nhớ thương vọng về, câu hỏi tu từ như để bộc bạch nỗi nhớ. Tiếng “ơi” hiệp vần với từ “chơi vơi” càng khiến nỗi nhớ thêm xa cách, mông lung, dạt dào thấm thía. Như lan  tỏa khắp không gian rừng núi trùng điệp, như gửi gắm một nỗi lòng thiết tha. Nhớ về Tây tiến là nhớ về mọi cảnh vật, từ “Sài Khao” “Mường Lát” những địa danh xa xôi, gợi đầy hiểm trở. Hình ảnh “hoa về” là ẩn dụ của người lính Tây tiến, hoa về cũng chính là bộ đội, người lính hành quân trở về. Họ về với bản làng xa xôi, về với tình người ấm áp.

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Có thể xem đây là khổ thơ tuyệt bút trong bài, vốn là một nghệ sĩ đa tài, làm thơ, họa sĩ, nhạc sĩ, Quang Dũng như đã phổ vào trong thơ ý nhạc, khiến ta có cảm giác điệp trùng, nối tiếp hành quân với những dốc cao, vực sâu, heo hút, đầy nguy hiểm thách thức. Nhưng, dù vậy họ vẫn luôn lạc quan như hình ảnh “súng ngửi trời” đầy tinh nghịch, vui tươi. Và đến khi đi qua một vùng núi, họ phóng tầm mắt ra xa, vẫn hiện lên một hình ảnh thơ mông, với mái ấm “nhà ai” bên những đợt mưa rừng, một cảm giác tĩnh tại, nên thơ, hòa cùng núi cao hiểm trở, khiến ý thơ lại trở nên đậm đà.

Xem thêm:  Nền văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 là “nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn” Anh (chị) hãy trình bày ý kiến của mình về nhận định trên

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Trên đường hành quân có núi cao đèo sâu, cũng có gian nan thử thách. Người lính vượt qua muôn trùng hiểm trở, rồi cũng có những khi thấm mệt, những người lính Hà Thành đến một lúc “gục lên súng mũ” “bỏ quên đời” hình ảnh bi thương biết bao. Từ láy “chiều chiều” “đêm đêm” như thể hiện nối tiếp cuộc hành quân, người lính dù hi sinh, nhưng vẫn đi tiếp trặng đường mình chọn. Dù đó là nơi rừng thiêng nước độc, là nơi “Mường Hịch” xa xôi, đầy thú dữ.

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

Một ý thơ rất đỗi thơ mộng, Tây Tiến là thế, dù có trải qua muôn vàn hi sinh, gian khổ, người lính vẫn luôn mang trong mình nét hào hoa, ý thơ thật ngọt ngào, thơ mộng. “mùa em” là mùa nào? Ta chẳng rõ, nhưng đó là nơi người lính luôn hướng về, Mai Châu một địa danh vốn gợi lên trong ta một sự đầm ấm, yêu thương, như sự trở về của người lính sau mọi khó khăn vất vả.

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Hình ảnh “bừng lên” như mở ra một không gian hội trại hết sức rực rỡ, người lính ngạc nhiên “tự bao giờ”? trước hình ảnh những cô sơn nữ của núi rừng Tây Bắc với tà áo lộng lẫy. Tiếng “khèn” như một điệu nhạc rất riêng của núi rừng, mà người lính Hà Thành vốn dĩ là lần đầu tiên được nghe thấy, gợi về trong ta hình ảnh những người lính vui tươi, được sống lại với tâm hồn hào hoa sau những tháng ngày anh dũng, vất vả.

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Hình ảnh “người đi” cũng chính là người lính Tây tiến, nơi đây chính là nơi lưu giữ những kỉ niệm đẹp của tình quân dân, và cảnh vật nơi đây như ẩn dụ cho tâm hồn những người dân, luôn hướng về người lính..và trong trái tim người lính dường như cũng đang lưu giữ hình ảnh của họ, và vì thế mới nhìn thấy, cảm thấy “hồn lau” mới nhớ tới “dáng người trên độc mộc” mới nhận ra ánh mắt ai đang ‘đong đưa” theo mình..

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá giữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều  thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Nhớ về Tây Tiến, nhớ núi cao rừng sâu, nhớ đêm hội trại liên hoan tưng bừng náo nhiệt, nhớ cảnh vật sông nước, và đặc biệt hơn, là nhớ về hình ảnh người lính kiêu hùng. Họ bị cái sốt rét rừng khiến rụng hết tóc, nhưng Quang Dũng lại choi đó là hình ảnh không mọc tóc, một sự chủ động ngạo nghễ, bất chấp với đời. Màu xanh ấy như màu của rừng núi, vì thế có cảm giác họ đang làm một nhiệm vụ đang “giữ oai hùm”, và lòng vẫn luôn kiên quyết, kiên tâm hướng về kẻ thù. Nhưng sau đó, ta vẫn gặp người lính với một tâm hồn mơ mộng, một trái tim hào hoa, khi nhớ về người yêu, cô gái Hà Nội trong tà áo dài. Có người nói đây là sự rơi rớt tiểu tư sản, nhưng không, chiến tranh nào lại không có mất mát hi sinh, họ hướng về quê hương, chẳng phải là hướng về với điều giản dị, với tình yêu hay sao? Hình ảnh người lính càng thêm bi tráng với những cụm từ “rải rác” thể hiện số lượng nhiều, sự mất mát to lớn, nhưng lần nữa Quang Dũng sử dụng “chẳng tiếc đời xanh” mở ra một sự bi tráng, họ hi sinh, nhưng là hi sinh oai hùng, sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn. Bằng biện pháp nói giảm nói tránh, Quang Dũng đã đưa họ trở về với đất, với quê hương, với vòng tay đất mẹ. Sông Mã như ngân lên lời gọi, như khúc nhạc tiễn anh về, như lời khóc thay anh…

Xem thêm:  Phân tích tâm trạng của tác giả khi nhớ về Tây Bắc và những người đồng đội trong đoạn thơ sau: "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!... Mai Châu mùa em thơm nếp xôi" (Bài viết số 3, SGK Ngữ văn 12 chuẩn, tập 1).

Tây tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi

Họ đi, một tâm thế sẵn sàng hi sinh, với quyết tâm ấy, họ sẵn sàng cống hiến, lời hẹn nếu không giết được kẻ thù cướp nước, dành hòa bình quyết không trở lại. Như một lời hứa, hẹn ước đầy ngạo nghễ, đầy oanh liệt.

Với bút pháp khắc họa thành công hinh tượng người lính trên cảnh thiên nhiên núi rừng miền Tây vừa hùng vĩ vừa dữ dội, mĩ lệ, cùng bút pháp lãng mạn, đậm chất bi tráng đã để lại cho bạn đọc nhiều ấn tượng sâu sắc. Quang Dũng sức đáng là một nhà thơ lớn của thời đại, và Tây Tiến cũng chính vì thế sẽ luôn còn mãi những giá trị to lớn, sức hấp dẫn lâu dài đối với người đọc mai sau.

Nguyễn Bích Ngọc

Lớp 12A1 – Trường THPT thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái