Đề bài: nghị luận về bài “luân lí xã hội ở nước ta” của Phan Châu Trinh
Hồ Chí Minh từng nói: “năm 1926 có một sự thức tỉnh trong toàn quốc, tiếp theo sau cái chết của một quốc gia chủ nghĩa già-Phan Châu Trinh” nêu rõ ý thức cách mạng của con người yêu nước, luôn nguyện hy sinh và phấn đấu hết mình vì quốc gia, vì độc lập nước nhà và điều quan trọng trong tư tưởng của ông là phải cải tạo lại xã hội này sao cho dân chủ và công bằng, nhưng liệu nó có thật sự phù hợp trong hoàn cảnh nước ta lúc bấy giờ hay không? Thì đó vẫn điều mà ta cần suy ngẫm, tất cả được thể hiện trong bài “luân lý xã hội của nước ta”.
Luân lý xã hội theo cách hiểu thông thường, ý nghĩa thì luân lí xã hội đó là nguyên tắc, quan niệm, quy định, hợp lý, hợp lẽ chi phối mọi hoạt động quan hệ và sự phát triển của xã hội. tuy nhiên luân lý xã hội mà Phan Châu Trinh muốn đề cập tới là luân lý của xã hội chủ nghĩa, chính vì thế nó nhấn mạnh việc con người sống trong xã hội phải có ý thức tương trợ lẫn nhau, đó là nghĩa vụ của mỗi người trong nước, thể hiện ý thức công dân mà mỗi người phải có, đó còn là nghĩa vụ mà loài người ăn ở với loài người, thể hiện tinh thần hợp tác của con người vượt trên ranh giới của dân tộc và lãnh thổ. Như vậy luân lý của xã hội mà tác giả đề ra trong bài thể hiện tinh thần đoàn kết, thể hiện sự công bằng trong xã hội. Đó là ý thức sẵn sàng làm việc chung, sẵn sàng giúp đỡ nhau, tôn trọng quyền lợi của người khác.
Từ đó chúng ta tìm hiểu tình trạng luân lý xa hội ở nước ta ra sao. Tác giả thể hiện rõ ở trong bài, hầu hết ở nước ta chưa có luân lý xã hội, điều đó được thể hiện khi tác giả đưa ra một loạt các lý lẽ, các biểu hiện. Đầu tiên tác giả nhìn vào và thấy rằng: “dân ta đều phải ai tai nấy, ai chết mặc ai, sợ sệt, ù lì,” dân ta “không hề biết đoàn thể, không hề trọng công ích”, “người này đối với kẻ kia “đều ngó theo sức mạnh”, “thấy quyền thế mà chạy theo, quỳ lụy, nhờ vả”, gặp kẻ yếu thì bắt nạt, hoặc gặp người yếu bị kẻ mạnh bắt nạt thì cũng ngơ mắt mà bỏ qua, trí thức thì ham quyền tước, ham bả vinh hoa của các triều vua mà sinh ra giả dối, nịnh hót. “vua quan mặc sức bóp nặn nhân dân, chỉ biết vơ vét, coi sự dốt nát của dân là điều kiện tốt để củng cố quyền lực và lòng tham của mình.
Tác giả đã dùng một loạt các câu điệp để nhấn mạnh sự vô tâm mà cao hơn đó chính là sự than hóa, biến chất của bọn vua quan. dẫu trôi nổi, dẫu cực khổ như thế nào, mặc là có kẻ mang đay, ngồi ngất ngưởng ở trên, có kẻ áo rộng khen đen ngốc nghếch lậy dưới. Ở đây tác giả đã thể hiện thái độ của mình: vừa phê phán nghiêm khắc vừa đau xót, thương lòng, từ đó để chỉ ra sự hèn kém của dân mình và nước mình.
Đồng thời trong bài tác giả cũng chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng nước ta tuyệt nhiên không có luân lý xã hội. Phan Châu Trinh đã chỉ rõ đó là sự phản động, dốt nát của bọn quan trường dốt nát, thể hiện thái độ căm ghét tới tốt độ với bọn quan lại Nam triều. Trong mắt ông thì chế độ vua quan chuyên chế vô cùng tệ hại, cần phải phủ định để trừng trị, đó là bọn lũ quan tham “ ăn cướp có giấy phép”.
Từ đấy tác giả đã đề ra những cải cách cần thiết để có luân lý xã hội trong đoạn cuối của bài. Theo Phan Chu Trinh muốn có luân lý xã hội thì phải biết gây dựng và hỗ trợ nhau trong cuộc sống và tren hết là bảo vệ quyền lợi của chính bản thân mình. Đồng thời cũng phải bỏ thói dựa dẫm quyền thế, chấm dứt tệ mua danh bán tước hòng có vị trí “ngồi trên ăn trước” cùng với đó là phải đánh đổ chế độ vua quan thối nát làm bại hoại luân lý xã hội, khiến tư tưởng cách mạng không thể nảy nở và điều quan trong là nước ta sẽ không có độc lập tự do. Theo tác giả đó là một vấn đề rất cấp thiết đối với xã hội nước ta và ngay hiện tại thời điểm mà chúng ta đnag sống đây cũng chính là vấn đề không thể bỏ qua. Vi thế muốn có được độc lập, gải phóng được nhân dân thì trước hết phải giải quyết được vấn đề dân trí trước.
Qua đây cho thấy Phan Châu Trinh không những phát biểu ý kiến bằng lý trí tỉnh tảo của một trí thức trẻ mà còn bằng trái tím tràn trề cảm xúc và chan chứa niềm xót xa cùng nỗi đau xót trước tình trạng đình trệ thê thảm cảu xã hội nước ta lúc bấy giờ.
Phan Châu trinh có một tinh thần yêu nước nồng nàn, phẩm chất cao đẹp của nhà yêu nước lỗi lạc: trung thực, cứng rắn, quyết liệt, một nhà cách mạng vừa có tài lẫn tâm, toàn trí, toàn lực đấu tranh chống lại kẻ thù vì dân chủ và tiến bộ xã hội.
Cách kết hợp yếu tố nghị luận và yếu tố biểu cảm trong bài diễn thuyết là một đặc điểm nổi bật của nghệ thuật, làm cho những lý lẽ cứng rắn, giáo điều bị quên lãng mà thay vào đó là lại thể hiện mối quan hệ giao hòa, giao cảm giữa người nói và người nghe. Đó là điều kiện quan trọng để làm nên thành công của tác phẩm, bài diễn thuyết vừa hùng hồn vừa lay động lòng người này. Lập luận sắc bén và đầy thuyết tác giả nêu lên lập trường đúng đắn và hành động dứt doát của mình nhằm
“Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” là những chủ trương lớn ông đưa ra để cải cách và sắp xếp lại cái nền dân chủ xã hội vẫn đang tồn tại ở nước chúng ta. Các tác phẩm của ông đều dạt dào cảm xúc yêu nước, yêu đồng bào, tất cả đều thấm nhuần tinh thần yêu nước và dân chủ.